chuyển nhầm tiền vào thẻ tín dụng
chuyển nhầm tiền vào thẻ tín dụng
14/11/2023

Mỗi ngày, bạn nhận được rất nhiều lời cảnh báo về lừa đảo qua mạng nhưng vẫn bị dính phải? Bạn đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo và không biết phải làm sao để lấy lại? Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách xử lý, hãy tham khảo ngay các cách lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản qua các nội dung sau đây! VPBank tin rằng bạn sẽ có định hướng tốt hơn để xử lý tình huống này!

1. Bị lừa tiền qua mạng có lấy lại được không?

Có thể.

Nếu không may bị lừa đảo mất tiền, bạn hãy làm đơn trình báo tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có cơ hội nhận lại tiền.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp lừa đảo, kẻ thực hiện sử dụng tài khoản của người khác. Thông qua rất nhiều tài khoản ảo, tiền được chuyển đến tài khoản của kẻ lừa đảo. Bên cơ quan điều tra rất khó xác định chính xác kẻ thực hiện thực sự. Trừ khi bạn biết được danh tính, địa chỉ kẻ lừa đảo, bạn mới có cơ hội lấy lại tiền.

Bạn có thể nhận lại tiền trong trường hợp bị lừa

2. Các cách lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản

Thông thường, người bị hại thường chuyển tiền qua ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng. Một số cách để lấy lại tiền qua các kênh này như sau:

2.1 Chuyển tiền qua ví điện tử

Các ví điện tử phổ biến hiện nay như Momo, Paypal,… đều nỗ lực hỗ trợ người dùng bảo vệ người dùng tốt nhất trong trường hợp này:

  • Nếu bạn chuyển nhầm tiền, một số ví như MoMo cho phép người gửi chat trực tiếp với người nhận tiền bằng cách nhấn vào “Chi tiết giao dịch”, chọn Trò chuyện. Các ví điện tử không thể tự động hủy hoặc thay đổi nội dung giao dịch của khách hàng nhưng sẽ tạo điều kiện tối đa để người nhận nhầm hoàn lại tiền mà không mất phí.

  • Nếu bạn đã trao đổi với người nhận nhưng không được hoàn lại và yêu cầu ví hỗ trợ, phía chủ quản ví điện tử sẽ kiểm tra nguồn gốc giao dịch. Nếu phát hiện có sự gian lận bất thường sẽ khóa tài khoản ví của bạn. Đồng thời, các ví cũng khuyến cáo khách hàng nên trình báo vụ việc với công an để nhận được tiền sớm nhất.

Xem thêm: Ứng dụng Paypal liên kết với những ngân hàng nào? Hướng dẫn liên kết

2.2 Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng

Với các trường hợp liên quan đến tài khoản ngân hàng, hầu hết giao dịch được thực hiện thành công ngay khi chủ tài khoản xác nhận. Nếu phát hiện chuyển tiền không đúng, bạn hãy liên hệ ngay với ngân hàng để phong tỏa số tiền đó.

  • Nếu tiền chưa kịp chuyển đi khỏi tài khoản thụ hưởng, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại số tiền này cho người chuyển nhầm hoặc bị hại.

  • Nếu tiền đã bị chuyển đi trước khi tài khoản bị phong tỏa, ngân hàng sẽ thông báo, yêu cầu chủ tài khoản hoàn lại số tiền đó. Nếu chủ tài khoản không trả, người bị hại có căn cứ để khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền. Trường hợp không biết thông tin của kẻ lừa đảo, bạn hãy thực hiện trình báo lên cơ quan công an nơi mình cư trú để được hỗ trợ điều tra.

Xem thêm: Cách khóa tài khoản ngân hàng nhanh chóng và dễ dàng nhất

2.2.1 Cách thực hiện tố cáo

Các bước thực hiện tố cáo kẻ lừa đảo đến cơ quan chức năng như sau:

  • Bước 1: Tố giác tội phạm đến cơ quan công an để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

  • Bước 2: Cung cấp đầy đủ bằng chứng, tài liệu, tang vật, tang chứng liên quan đến vụ việc.

  • Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận đơn tố giác, đánh giá và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

  • Bước 4: Cơ quan chức năng tiến hành điều tra vụ án lừa đảo.

  • Bước 5: Cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục xét xử và truy tố.

  • Bước 6: Tòa án ra quyết định buộc tội kẻ lừa đảo, trả tiền cho người bị hại.

2.2.2 Khung hình phạt theo quy định của Nhà nước

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền, tòa có thể tuyên án phạt cải tạo hoặc phạt tù theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với các trường hợp gian dối chiếm đoạt tài sản người khác có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị kết án về tội này hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

  • Phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

  • Phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

  • Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

  • Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm giữ các chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm hoặc tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản.

3. Lưu ý các hình thức lừa đảo chuyển khoản thường gặp

Các hình thức lừa đảo hiện nay ngày càng tinh vi hướng đến các đối tượng cùng cách thực hiện và hình thức đa dạng:

3.1 Đối tượng bị lừa đảo

Đa số người bị lừa thường là học sinh, sinh viên, người trung niên, người già… Đây là những người nhẹ dạ cả tin, dễ mềm lòng và kiến thức pháp luật còn hạn chế.

Học sinh sinh viên là những đối tượng hay bị hướng đến trong các vụ lừa đảo

3.2 Cách thức thực hiện

Kẻ lừa đảo cung cấp thông tin sai sự thật, yêu cầu gửi tiền vào tài khoản trung gian (không chính chủ) rồi nhận tiền từ người bị hại. Sau đó, kẻ lừa đảo xóa tài khoản mạng xã hội, sim điện thoại,… để lẩn tránh liên lạc và không dùng tài khoản ngân hàng trên nữa.

3.3 Các hình thức lừa đảo phổ biến

Hình thức lừa đảo chủ yếu hướng đến lòng tham của con người và tấm lòng lương thiện. Một số phương thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Giả mạo nhân viên mua hàng và yêu cầu người bị hại cung cấp các thông tin: số chứng minh nhân dân, mã OTP để hoàn tất thủ tục. Tiếp đó, tài khoản ngân hàng bị thay đổi mật khẩu và xuất hiện các giao dịch chuyển tiền bất thường khỏi tài khoản.

  • Đóng giả công an, luật sư, nhân viên viện kiểm sát,… thuộc cơ quan chức năng, thông báo người bị hại có liên quan đến vụ án hình sự, yêu cầu chuyển tiền để giải quyết.

  • Hack tài khoản mạng xã hội: Facebook, zalo,… rồi đi vay tiền bạn bè, người thân của chính chủ tài khoản đó.

  • Chào mời mua hàng và yêu cầu chuyển tiền trước nhưng không giao hàng.

  • Đóng giả các bên dịch vụ vận chuyển, quà tặng, thông báo người bị hại trúng thưởng, cần thanh toán phí để nhận quà.

  • Thông báo trúng thưởng và yêu cầu chuyển tiền để nhận giải. Phần thưởng thường có giá trị lớn: xe, đồ dùng,… đánh vào lòng tham.

Nhiều người bị lừa mất rất nhiều tiền khi đăng ký chốt hàng online cho các sàn thương mại điện tử nổi tiếng

  • Chốt hàng online: Lừa đảo người bị hại nhận công việc đặt đơn hàng cho các shop trên các sàn thương mại điện tử trực tuyến: Shopee, tiki, Lazada,… Giá trị đơn hàng ngày càng lớn. Lúc đầu, bạn vẫn nhận được tiền như thỏa thuận. Sau đó, thông báo lỗi hệ thống, không rút được tiền ra.

  • Chia sẻ những mảnh đời khó khăn, bệnh tật: Lợi dụng thông tin những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mắc các bệnh hiểm nghèo, cần chi phí lớn. Kẻ lừa đảo đăng tin trên các nền tảng mạng xã hội như một hình thức chia sẻ thông tin kèm số tài khoản nhận tiền.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhờ người thân mở tài khoản, mở thẻ ngân hàng có được không?

  • Tài khoản ngân hàng ảo là gì? Những lợi ích và rủi ro khi sử dụng

  • Top 10 các ngân hàng mở tài khoản online miễn phí tốt nhất

Bị lừa mất tiền là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, VPBank hy vọng nếu không may vướng phải, bạn sẽ có cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản nhanh chóng và tốt nhất.

Nếu bạn là khách hàng của VPBank và phát hiện bị lừa hoặc chuyển nhầm tiền, hãy liên hệ đường dây nóng của VPBank theo số 1900.54.54.15 để được tư vấn thông tin bất kỳ lúc nào.